Ba người cùng chạy

…có những ai biết trân quý giây phút ngắn ngủi để thực tập. Cứ chạy theo bên ngoài như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ kỹ… Để rồi chỉ biết việc bên ngoài mà không cứu xét bản thân nơi mình, thanh tịnh thường chiếu…Một hôm, có  hai huynh đệ Thiên An và Thiên Ấn đang vắt nấm, thì thấy một cô gái đang mở vòi nước rồi bỏ đi. Thiên Ấn kêu lên:
• Quyên!… nước tràn!…
Thiên Ấn nói:
• Đang mở nước mà chạy đi làm việc khác, chẳng để ý gì cả.
Quyên cười không nói gì, đi lại tắt nước.
Thiên An nói:
• Em không chạy làm sao thấy người khác chạy. Đang vắt nấm lại chạy sang để ý nước tràn, đang im lặng bỗng lại la Quyên!
Thiên Ấn gãi đầu cười!!!
Thiên An lại nói tiếp:
• Nhưng mà anh có dừng đâu! Người ta dừng thì nói còn được!!!
• Anh cũng chạy mà lại la người khác chạy.
LỜI BÌNH:
Trong cuộc sống hằng ngày, hành thiền là một việc làm rất cần thiết để cho tâm của hành giả định tĩnh. Lúc đi biết mình đi, nói biết mình nói gì, làm biết mình làm như thế nào. Đó là sự chánh niệm tỉnh thức.
Vậy mà, có những ai biết trân quý giây phút ngắn ngủi để thực tập. Cứ chạy theo bên ngoài như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ kỹ… Để rồi chỉ biết việc bên ngoài mà không cứu xét bản thân nơi mình, thanh tịnh thường chiếu.
Niềm an lạc từ nội tâm thanh tịnh, đó mới là hạnh phúc chân thật. Còn ta! Cứ chạy rong bên ngoài tìm kiếm những giọt mật rồi rơi thẳng vào hố sâu của tội lỗi và đau khổ. Cứ thấy lỗi người mà không biết lỗi của mình. Như vậy! Luống tiếc một đời trôi qua…
Ngày qua tháng lại, mạng sống giảm dần như cá cạn nước. Thật là vô thường ngắn ngủi, hết sức mỏng manh trong từng hơi thở, sánh ví như điện chớp, mây bay. Cho nên, chúng ta cần “dừng lại” những vọng tưởng đảo điên, những thói quen cuồng say, nóng bỏng như lửa tham – sân – si. Mau trở về… trở về… sống theo giáo pháp của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trui rèn Giới – Định – Tuệ, đạt đến nhân cách hướng thượng hoàn chân.
Là người con Phật, chúng ta thấy được “những gì có thể đem theo, những gì không thể đem theo” – chỉ có “nghiệp” mà thôi. Nên Khế Kinh có dạy: “Sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ” – Cái nghiệp mình tạo ra vẫn không tiêu mất, một khi nhân duyên gặp nhau đủ mặt thì quả báo mình phải chịu lấy. Vì lý do đó, mỗi người chúng ta ý thức để gieo nhân tốt, gặt quả an vui. “Đời sẽ vui khi ta làm cho người được vui” – sống tốt đời, đẹp đạo. Chúng ta nên trở về với bản tâm thanh tịnh sẵn có, sống với ông Phật sáng chói bên trong. Nơi ấy, cho ta ánh sáng của ánh dương hồng, sự ấm áp của tình yêu thương không biên giới, sự tinh tấn hành thiện không mệt mỏi và an vui trong hạnh phúc chân thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *