Các thầy ra sân khởi động, mọi người không chút cười đùa. Khán giả giờ không phải riêng những người mê cá độ. Trong đó có các Phật tử chắp tay vái lạy trời đất, miệng niệm nhớ về Phật. Trong sân, các thầy vẫn mặc áo nâu, chuyền bóng cho nhau rất ăn ý. Ở đây, họ bắt đầu luyện tập và gồm các động tác dễ nhận ra.
Đó là đội bóng đá của các thầy tu, cuối cùng họ cũng thành lập được một đội bóng.
Với việc rèn luyện thể lực, trước giờ các thầy thường dùng các thế võ Thiếu Lâm – một môn võ mơ ước của nhiều người mà các chùa đều sưu tầm và gần như là môn võ độc quyền của các nhà sư. Nhưng gần đây có một quan niệm rất mới rằng các thầy cũng là những môn sinh, sao không rèn luyện thể lực ở môn bóng đá. Rằng môn phổ thông ấy là dân dã, dễ tập và việc tranh chấp trong thể thao cũng là để rèn luyện chí khí cho việc tu hành.
Khi thành lập được đội bóng, các thầy nhận thấy có những điều thú vị liên quan. Chẳng như, nhiều người có cái nhìn các thầy xa lạ, rằng thầy thường ở “tít” trên trời cao. Nhưng các thầy cũng là người như chúng sinh, họ chỉ là những người muốn theo niềm tin của đức Phật – một lý tưởng mà nhân loại ngàn đời nay cố nương theo. Và như thế, muốn theo đuổi lâu dài lý tưởng đó thì phải rèn luyện thể lực. Mọi môn vận động nào đem đến sức khỏe thì tập tành. Bóng đá cũng là một trong những môn vận động. Các thầy cảm thấy thích thú, vì hình như các em nhỏ không sợ mình nữa. Tu hành là gì, đôi khi bí hiểm quá làm chúng sợ. Có khi chúng va phải thầy, chúng sợ thầy “chưởng” cho một luồng sáng là tiêu đời! Nhưng các thầy thì lại chắp tay “Mô Phật!” – thật là một đội bóng lý tưởng. Các em không cần nghe giảng điều sâu sắc làm gì, chúng nhận thấy ngay rằng các thầy rất hiền từ và cứ thế chúng noi theo. Đôi khi đội bóng của các thầy tu làm cho chúng nhận ra, đâu phải đá bóng là để đá trái banh vào khung thành là chính! Cái chính là chạy nhảy, vận động và kết quả chỉ là lý do phụ cho việc vận động ấy mà thôi! Thế là mục đích ban đầu của môn bóng đá được khôi phục, và đội bóng của các thầy tu hướng mọi người tới cái nhìn chân – thiện – mỹ và hoàn hảo thêm nữa.
Các thầy ra sân khởi động, mọi người không chút cười đùa. Khán giả giờ không phải riêng những người mê cá độ. Trong đó có các Phật tử chắp tay vái lạy trời đất, miệng niệm nhớ về Phật. Trong sân, các thầy vẫn mặc áo nâu, chuyền bóng cho nhau rất ăn ý. Gần như không có ai muốn thể hiện cá nhân. Các thầy tuân theo một đấu pháp hết sức nghiêm ngặt, đó là – mọi người cùng chơi. Gần như bên đội các thầy tu không nghe một tiếng còi nào, họ tương trợ cho nhau khá tốt. Đối phương giỏi hơn thì các thầy chịu thua pha đó, rồi tự hiểu và khắc phục. Bên đối phương có vài người manh động, thấy các thầy hiền hậu nên cũng có phần “ăn hiếp”. Họ đâu hay rằng các thầy ai cũng võ nghệ đầy mình, nhưng khi có va chạm các thầy chỉ chắp tay như vô thưởng vô phạt, không trách lỗi ai. Môn chơi này, chỉ gói gọn trong khoảng sân chữ nhật, số người phải chạy thật nhanh khó tránh va vấp và các thầy không nghĩ rằng đó là cố tình hại nhau. Họ tha thứ và không để tâm, chẳng như vũ trụ chỉ gói gọn hai từ “trời đất”, hỏi sao không có va vấp? Các cổ động viên (cũng là những Phật tử mộ đạo), cũng chắp tay niệm Phật khi có va chạm và rồi mỗi người tìm một lý do để cho sự vận động được trôi chảy.
Đội thầy tu, có một người đá ở hàng tiền đạo rất “ma mãnh”. Thủ môn đội bạn cứ hay bị mắc lừa và bị thủng lưới đến ba bàn không gỡ. Với các đội bóng thường thấy trên ti vi, mọi người tung hô vỡ òa và cầu thủ ghi bàn hay cởi áo tung cao lên trời hết sức thô thiển. Tiền đạo số một của đội bóng các thầy tu thì lại khác, việc đánh lừa thủ môn cũng là một việc cân nhắc. Con người – theo nhà Phật phải biết hướng về chân – thiện – mỹ, hướng tới chân lý hoàn hảo, nên việc đánh lừa thủ môn để ghi bàn cũng là vì cách chơi như vậy. Các thầy tuân thủ luật chơi, cũng như tuân thủ luật nhà Phật phải ăn chay và xuống tóc hàng tháng vậy.
Kết thúc trận đấu, các thầy vái lạy bốn phương trời. Còn là cảm tạ trời đất cho chúng sinh trí tuệ ra được một môn thể thao được mọi người yêu quý, con người được thể hiện hết khả năng vận động của mình. Có sức khỏe tốt hơn, các thầy quyết đem sắc thái mới cho chùa mình tu luyện, nhìn ra được ở chùa bản sắc tươi trẻ, khỏe mạnh.
Không có môn thể thao nào mà không dùng từ khổ luyện, đôi khi khổ luyện và tu luyện cùng một nghĩa.
Nguyễn Công Liệt